Vì sao siêu máy bay hơn 400 chỗ của Asiana Airlines phải bay trên bầu trời Hàn Quốc vài giờ mỗi ngày trong 3 ngày vào tháng 5?
Các hãng hàng không đã phải tiến hành những biện pháp cực kỳ khắc nghiệt để sống sót trong đại dịch. Ví dụ như Asiana Airlines đã phải để chiếc máy bay thương mại lớn nhất thế giới A380 của họ bay hơn 20 lần, đi đến bất kỳ đâu và trống không chỉ để các phi công giữ được bằng lái của họ.
Việc giữ cho đội bay luôn sẵn sàng là một trong nhưng thử thách to lớn mà các hãng hàng không đang phải đối mặt trong thời điểm khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử khiến hơn 1/3 đội bay trên thế giới phải nằm không.
Ví dụ một chiếc Airbus A380 đã bay trên bầu trời Hàn Quốc vài giờ mỗi ngày trong 3 ngày vào tháng 5 để các phi công của siêu máy bay 495 chỗ này luyện tập cất và hạ cánh.
“Cất và hạ cánh dòng máy bay này tốn rất nhiều tiền và đó là số tiền cần được sử dụng một cách thông minh, đặc biệt là trong khoảng thời gian này. Asiana đang bị rằng buộc bởi một hợp đồng đào tạo bởi họ không thể để các phi công mất bằng lái”.
Asiana có 135 phi công khác cũng không có đủ thời gian bay trên 6 chiếc A380 của mình nhưng họ cũng không thể tiếp tục bay với những chiếc máy bay trống không. Kết quả là, bộ trưởng Bộ giao thông vận tải nước này đã nới rộng chứng chỉ bay của phi công như một ngoại lệ đặc biệt. All Nippon Airways của Nhật Brn – công ty sở hữu 2 chiếc A380 cũng đã nhận được sự gia hạn tương tự từ nhà chức trách Nhật Bản.
Hầu hết các hãng hàng không sở hữu A380 như Korean Air đều có những biện pháp tương tự.
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đã cung cấp chỉ dẫn cho các thành viên về việc giúp các phi công duy trì kỹ năng của họ. Bình thường, các phi công phải cất cánh và hạ cánh máy bay ít nhất 3 lần trong 90 ngày để duy trì hiệu lực bằng lái.
Vấn đề này đặc biệt trở nên khó khăn với những máy bay lớn – được thiết kế cho kỷ nguyên du lịch đại trà. Tuy nhiên, dòng 747 của Boeing dễ điều chỉnh hơn bởi nó còn được sử dụng bởi nhiều hãng hàng không, gồm Korean Air như những máy bay chở hàng. Điều đó giúp hãng vẫn duy trì được hoạt động bay cho phi công.
Hiệp hội hàng không quốc tế nói rằng hoạt động du lịch quốc tế sẽ không thể quay trở về như trước cho tới năm 2024.
Một trong số ít hãng hàng không vẫn bay chiếc A380 là Emirate Airlines – hãng có đội siêu máy bay lớn nhất thế giới. Hãng này đã khởi động lại các chuyến bay bằng A380 kể từ 15/7 đến sân bay Heathron London, Paris khi Dubai nới lỏng các quy định du lịch.
Deutsche Lufthansa vào tháng trước cũng nói rằng chiếc A380 của họ sẽ phải để không ít nhất 2 năm và có thể không bao giờ hoạt động trở lại. Ngay cả trước khi dịch Covid-19 hoành hành, nhu cầu với những máy bay lớn giảm đã khiến Airbus phải tuyên bố họ sẽ ngừng sản xuất A380 trong năm tới.