Tình trạng phong tỏa do đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động của ngành hàng không gần như ngưng trệ, qua đó đẩy các hãng rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn về tài chính.
Các hãng hàng không đang “cầu cứu” khách hàng trong bối cảnh họ đang phải đối mặt với nghĩa vụ phải hoàn tiền cho hành khách vì những chuyến bay bị hủy do dịch COVID-19, vốn có thể khiến các hãng hàng không rơi vào cảnh “khánh kiệt”.
Các hãng hàng không vận hành các chuyến bay đến và đi từ châu Âu sẽ phải hoàn tiền hành khách cho những chuyến bay đã bị hủy trong vòng hai tuần theo luật của Liên minh châu Âu (EU). Nhưng với sự hỗ trợ của Pháp và nhiều nước khác, các hãng đang đưa ra các chương trình khuyến mãi hoặc thuyết phục khách hàng chờ đợi thêm để có thể được hoàn tiền.
Boeing 737-800 của hãng hàng không Ryanair (Ảnh: Reuters)
Các tổ chức đại diện cho người tiêu dùng tỏ ra không hài lòng và Ủy ban châu Âu (EC) đã mở một vụ kiện đối với 10 nước thành viên EU, trong đó có Pháp vì đã không thi hành các quy định về bồi hoàn tiền cho khách hàng.
Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) Alexandre de Juniac cho biết, ngành hàng không vẫn đang nỗ lực thuyết phục EC cho phép các hãng sử dụng các chương trình khuyến mãi hoặc cho họ thêm thời gian để hoàn tiền cho khách hàng.
Tình trạng phong tỏa do đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động của ngành hàng không gần như ngưng trệ, qua đó đẩy các hãng rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn về tài chính. Tháng trước, IATA dự đoán các hàng hàng không trên thế giới sẽ thua lỗ 84 tỷ USD trong năm nay do tác động của dịch COVID-19.
Giải cứu ngành hàng không
Trong khi một số hãng đã rơi vào cảnh phá sản, nhiều hãng hàng không đã bắt đầu cắt giảm hàng chục nghìn nhân viên và chính phủ nhiều nước cũng đã vào cuộc để giải cứu cho ngành hàng không.
Việc toàn ngành hàng không rơi vào khủng hoảng đang là một bài toán rất đau đầu đối với EU nói chung. Air France – gã khổng lồ sản xuất máy bay châu lục Airbus cũng đã phải tuyên bố sẽ cắt 15.000 việc làm vì nhu cầu sụt giảm, trong đó có đến 1/3 là tại Pháp, buộc chính phủ phải sớm đưa ra động thái.
Ngày 25/6, hãng hàng không quốc gia Australia Qantas Airways thông báo kế hoạch sa thải 6.000 nhân viên cắt giảm chi phí nhằm duy trì hoạt động sau đại dịch COVID-19.
Trước đó, hãng hàng không lớn thứ hai của Xứ chuột túi, Virgin Australia, cũng đã buộc phải tuyên bố chuyển sang chế độ quản trị tự nguyện, với mong muốn tìm kiếm được các nhà đầu tư mới để khôi phục hoạt động, tránh bước vào tình trạng phá sản.