Hàng không tăng trưởng nhanh nhưng lại đóng góp ngân sách ít

Tăng trưởng nhanh nhưng góp ngân sách ít. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành hàng không khắc phục, chấn chỉnh ngay vấn đề người dân bức xúc là tình trạng chậm, hủy các chuyến bay…

Đó là nội dung được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra tại buổi làm việc của tổ công tác của Thủ tướng với Tổng công ty Quản lý bay, Tổng công ty Hàng không và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vào ngày 16-8.

Khắc phục 
lỗi chủ quan

Theo ông Mai Tiến Dũng, ngành hàng không phải nghiêm khắc trước việc chậm các chuyến bay, bởi người dân đi máy bay rất bức xúc.

“Thủ tướng yêu cầu phải khắc phục ngay, triệt để tình trạng chậm, hủy chuyến bay. Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh ngay chậm, hủy chuyến liên quan đến yếu tố chủ quan trong điều hành. Đây là yêu cầu số 1 vì hành khách không chấp nhận chậm một tiếng rồi lại chậm tiếng nữa” – ông Dũng nói.

Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng hàng không giá rẻ tăng lên dẫn đến bùng nổ và quá tải. Với trường hợp bay chậm do lỗi chủ quan phải phạt thật mạnh”, ông Thiên nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Lê Đình Thọ, việc chậm, hủy chuyến luôn có hai nguyên nhân, nhưng phải nhìn nhận nguyên nhân chủ quan trước để khắc phục.

“Có những cái rất đơn giản như trục trặc hành lý nhầm chuyến bay, chỉ lấy một hành lý trở lại đã mất 45 phút. Những lỗi chủ quan đó là do con người, phải tập trung khắc phục” – ông Thọ nói.

Đóng góp ngân sách 
còn rất ít

Ông Dũng cho rằng doanh thu của ngành hàng không năm nào cũng tăng từ 10-15%, năm sau cao hơn năm trước, nhưng đóng góp cho ngân sách còn rất ít.

“Yêu cầu tính đúng, tính đủ để cắt giảm chi phí không cần thiết, tăng thu cho ngân sách. Còn mức nộp ngân sách như báo cáo 7 tháng là 600 tỉ đồng với một ngành trọng điểm, mũi nhọn, đầu tàu như thế là không ổn”, ông Dũng chỉ rõ.

Yêu cầu ba tổng công ty phải tiếp tục đổi mới về quản trị, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thực sự phải cạnh tranh thị trường quyết liệt, ông Dũng cho rằng dư địa lợi thế của ngành hàng không rất lớn nên phải nhìn lại việc vận chuyển hành khách. Vietnam Airlines tăng hành khách 7,13%, trong khi ngành du lịch khách tăng 28%, một tỉ lệ khá thấp.

Ông Dũng cũng đề nghị phải nghiên cứu, kêu gọi xã hội hóa từ hạ tầng, cảng, đường băng, miễn là đảm bảo lợi ích nhà nước và nhà đầu tư để giảm bớt khó khăn cho ngân sách nhà nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Call Now