HondaJet là tên chiếc máy bay đầu tiên của hãng xe khét tiếng Nhật Bản trị giá 4,9 triệu USD, có 2 ghế lái và 4 chỗ ngồi đối diện nhau trong khoang hành khách.
Vào một đêm của năm 1997, Michimasa Fujino – kỹ sư phụ trách chương trình máy bay của Honda – bỗng ngồi bật dậy, tìm vội một tờ lịch tường và bắt đầu phác họa những nét đầu tiên của thứ mà hai mươi năm sau, người ta đặt tên cho nó là HondaJet – chiếc máy bay đầu tiên của hãng xe này.
Trong trường hợp này, câu slogan “Power of Dreams” (Sức mạnh của Giấc mơ) của Honda không chỉ là một chiến dịch PR. Thật vậy, Soichiro Honda, cha đẻ của hãng xe Nhật danh tiếng, luôn bị ám ảnh bởi những giấc mơ, và thậm chí còn đặt tên cho chiếc xe máy đầu tiên của hãng là Dream.
Mặc dù Fujino thừa nhận lúc đó ông vẫn còn đang thức khi nghĩ ra ý tưởng về chiếc máy bay đầu tiên của Honda, nhưng lúc đó ông cũng đã lên giường nằm.
Giống như nhiều người khác, bạn có thể đặt câu hỏi là làm thế nào mà một công ty từng thành công rực rỡ với chiếc Super Cub, chiếc xe thể thao S6000 hay động cơ trong chiếc McLaren Formula 1, cũng có thể mắc nhiều sai lầm như vậy. Chúng ta không thể mong đợi một tập đoàn lớn luôn cho ra những sản phẩm tuyệt vời, nhưng với HondaJet lại cho chúng ta thêm một minh chứng rằng Honda vẫn là một “ông già gân” thứ thiệt.
Giống như với trường hợp của robot Asimo, HondaJet là kết quả của sự kiên trì của công ty từ giữa những năm 1980 khi đổ rất nhiều tiền vào các dự án ít có cơ hội hoàn vốn. Honda nghĩ rằng họ có cơ hội để chế tạo một chiếc máy bay phản lực nhẹ (very light jet – VLJ) dành cho thị trường Mỹ.
Việc sở hữu hoặc thuê một chiếc VLJ sẽ rất tiện ích nếu bạn di chuyển với một nhóm nhỏ những người mà đối với họ, thời gian là tiền bạc, vì một chiếc VLJ có thể cất và hạ cánh tại hàng ngàn sân bay nhỏ ở Mỹ.
Vì vậy, nhu cầu là có thật, nhưng thiết kế máy bay không phải là một câu chuyện sớm chiều. Hầu hết các máy bay mới ra đời đều là bản nâng cấp của những chiếc máy bay cũ hơn. Nhưng Honda nghĩ rằng tài năng của các kỹ sư và khoản đầu tư lớn của hãng sẽ tạo ra một thiết kế hoàn toàn mới.
Fujino là một kỹ sư hàng không, nhưng anh đã gia nhập Honda để nghiên cứu và phát triển những chiếc xe ô tô. Vào năm anh 26 tuổi, Fujino được đưa đến Starkville, Missisippi và bí mật làm việc ở đó trong một thập kỷ với dự án chế tạo máy bay phản lực và cố gắng tạo ra một bản mẫu đầu tiên.
Tuy vậy, đến năm 1996, Honda đóng dự án và đưa Fujino trở về Nhật Bản. Và chỉ một năm sau đó, ông đã có ý tưởng về chiếc HondaJet.
Bức vẽ bằng bút chì ngày hôm đó nay đã trở thành một chiếc máy bay khung bằng sợi carbon và nhôm giá 4,9 triệu USD.
Với những người ngoài nghề, chiếc HondaJet trông không khác gì những chiếc máy bay của các hãng đối thủ. Động cơ của nó được đặt cùng vị trí, nhưng sự khác biệt lớn là chúng không được gắn trực tiếp lên thân máy bay mà là được gắn ở giá treo hai bên cánh. Trước đó, các hãng khác đã thử đặt động ở vị trí này nhưng đều không thành công.
Có thể kể một vài lợi ích to lớn khi chuyển động cơ sang vị trí mới: không gian cabin tăng lên vì động cơ không còn chiếm chỗ, và ít tiếng ồn hơn.
Đây là bước đột phá của Honda trong hơn một thập kỷ nghiên cứu. Kết quả là có đến 20% không gian của cabin được giải phóng, tốc độ tối đa của HondaJet là khoảng 780km/h, tăng 25% so với một số VLJ kacs, và mức tiêu thụ nhiên liệu chỉ giảm xuống 17%.
Động cơ của HondaJet, vốn được phối hợp với General Electric, cũng giúp đỡ phần nào khi có khối lượng nhỏ gọn một cách đáng ngạc nhiên và phát thải thấp hơn so với các đối thủ.
Honda sử dụng phần lớn không gian dư ra để tạo ra một nhà vệ sinh với cửa trượt (riêng bộ cửa đã có giá đến 36 ngàn USD). Fujino gọi nhà vệ sinh đó là lợi thế cạnh tranh đáng kể (hay thậm chí là một lợi thế đáng sợ, dành cho bất cứ ai đã phải dùng các biện pháp thay thế trong những chiếc máy bay không có nhà vệ sinh).
Chiếc HondaJet có 2 ghế lái (mặc dù chỉ cần một phi công là đủ), và 4 chỗ ngồi đối diện nhau trong khoang hành khách (Honda tuyên bố khoảng cách giữa các hành khách với nhau rộng hơn so với các đối thủ). Nhà vệ sinh ở đuôi máy bay.
Phi công trình diễn của HondaJet là Mike Finbow cho biết việc điều khiển chiếc máy bay giống như cảm giác như dụng iPhone lần đầu tiên, và nó có mức độ tự động hóa cao hơn hầu hết các máy bay khác.
Khi cất cánh, HondaJet tạo ra một rung động nhỏ nhưng không đáng kể, mặc dù nó có hai động cơ hai bên, với mỗi chiếc nặng gần 1 tấn.
Chỉ khi bạn đang sử dụng một chiếc VLJ, bạn mới nhận ra giá trị thực sự mà chiếc HondaJet đang mang đến cho đối tượng khách hàng tiềm năng: những người có tài sản từ 20 đến 40 triệu USD và có quan hệ kinh doanh trải rộng khắp nơi.
Thử tưởng tượng, thay vì di chuyển một quảng đường hơn 300km trong vòng 4-5 giờ bằng ôtô, bạn có thể chỉ mất 40 phút với một chiếc VLJ.
Và chắc chắn rằng HondaJet không phải là chiếc máy bay duy nhất Honda muốn sản xuất. Fujino đã từng ám chỉ rằng cửa nhà máy sản xuất máy bay của Honda ở Greensboro, North Carolina cao gấp 2 lần so với mức cần thiết cho HondaJet.
Có những tin đồn về một loạt máy bay mà Honda đang chế tạo, bao gồm cả máy bay thương mại. Có lẽ một ngày nào đó, bản phác họa vào lúc nửa đêm yên tĩnh của Fujino sẽ không còn chỉ dành cho những người giàu có mà sẽ tạo thành những phương tiện hữu ích và phổ biến cho mọi tầng lớp người dùng.