Máy bay phản lực siêu âm – cuộc cách mạng mới trong ngành hàng không

Hãng Airbus đang hợp tác với Tập đoàn sản xuất máy bay Aerion của Mỹ nhằm tạo ra một máy bay phản lực siêu âm  có tên gọi AS2.
Máy bay phản lực siêu âm - cuộc cách mạng mới trong ngành hàng không
Máy bay phản lực siêu âm – cuộc cách mạng mới trong ngành hàng không
Trong dự án này Airbus đóng vai trò cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm cả nhân viên kỹ thuật cao cấp và chứng nhận khả năng bay cho Aerion để Aerion có thể hoàn thành máy bay phản lực siêu âm thương mại AS2 đầu tiên vào năm 2021.

Trong khi đó, Aerion sẽ cung cấp các công nghệ độc quyền cho Airbus, bao gồm bằng sáng chế thiết kế khí động học.

AS2 sẽ sử dụng công nghệ siêu âm dòng chảy tầng độc quyền cho phép đạt tốc độ Mach 1,6, tương đương 1.217 dặm/giờ (2.000km/h), gần bằng với tốc độ 1.350 dặm/giờ (2.100 km/giờ) của máy bay siêu âm Concorde, đồng thời sẽ nhanh gấp 2-3 lần so với các máy bay thương mại đường dài hiện nay (tốc độ khoảng 700-1.000km/giờ).

Ngoài ra, thiết kế cánh máy bay mới của AS2 được thiết kế để làm giảm tổng lực cản đi 20%, đồng nghĩa với việc máy bay sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn và bay được quãng đường dài hơn.

Thêm vào đó, cabin máy bay dài hơn 9m dự kiến sẽ chứa được 12 hành khách với những tiện nghi hạng thương gia. Mọi chỗ ngồi đều có thể được biến thành giường ngủ trên các chuyến bay đêm.

Aerion hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm các chuyến bay đầu tiên với AS2 vào năm 2019, trước khi khai thác thương mại vào năm 2021.

Dự kiến chi phí sản xuất một chiếc AS2 sẽ khoảng 100 triệu USD.

Tuy nhiên, Airbus và Aerion không phải là hãng hàng không đầu tiên có ý định phát triển các máy bay phản lực siêu âm để phục vụ cho mục đích khai thác thương mại. Nhiều công ty hàng không khác cũng đang phát triển các dự án sản xuất máy bay cá nhân có tốc độ siêu âm.
Một công ty Spike Aerospace, Boston, Mỹ cho biết sẽ sản xuất máy bay phản lực siêu âm S-512 có tốc độ Mach 1,6 với sức chứa 12-18 hành khách. Chiếc máy bay này sẽ bay từ London tới New York trong 3 tiếng và từ Los Angeles tới Tokyo trong 6 tiếng.

Trong khi đó, hãng HyperMach của Anh cũng đang phát triển SonicStar, có tốc độ lên đến Mach 4 (khoảng 2.600 dặm/giờ hay hơn 4.000 km/giờ, gần gấp đôi tốc độ của máy bay Concorde). HyperMach dự kiến đưa SonicStar vào sản xuất từ năm 2020.

Trước đó, hãng British Airways của Anh đã từng khai thác dịch vụ bay thương mại trên chiếc máy bay Concorde, máy bay phản lực thương mại duy nhất trên thế giới – nhưng sau đó hãng này đã cho dịch vụ này “nghỉ hưu” vào tháng 10/2003.

P.V (Tổng hợp Bizlive)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Call Now